Skip to main content

Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân vận Tỉnh ủy được quy định tại Quy định số 1592-QĐ/TU, ngày 31/01/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn

I. Chức năng

1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Thường trực Tỉnh uỷ về công tác dân vận.

2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận của Tỉnh uỷ (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo); là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo, Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các nội dung về công tác dân vận của hệ thống chính trị trong tỉnh.

II. Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Chủ trì, phối hợp tham mưu, đề xuất xây dựng các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, chương trình công tác dân vận và chủ trương, giải pháp về công tác dân vận của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

b) Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và triển khai tổ chức thực hiện.

c) Tham mưu, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy nắm tình hình và chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, một số hội quần chúng trên địa bàn tỉnh do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ do Ban Dân vận Tỉnh uỷ phụ trách (bao gồm: Hội Chữ thập đỏ, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Người mù, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh); hoạt động công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

d) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể theo dõi, tổng hợp tình hình Nhân dân (bao gồm cả tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong Nhân dân), báo cáo và tham mưu kịp thời với Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ để lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận và xử lý những vấn đề phát sinh.

đ) Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền trong việc thể chế hoá các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Đảng về công tác dân vận, tôn giáo, dân tộc và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.

e) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Dân vận Trung ương theo quy định.

g) Sơ kết, tổng kết về công tác dân vận.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

a) Việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Đảng về công tác dân vận.

b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận cho cấp uỷ và cán bộ làm công tác dân vận của Đảng trong tỉnh.

3. Thẩm định, thẩm tra

a) Các đề án, văn bản về công tác dân vận (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo) trước khi trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ.

b) Thẩm định các nhiệm vụ do các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng ở tỉnh đề xuất, kết quả đánh giá công tác năm của các hội quần chúng để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

c) Tham gia ý kiến đối với các đề án, dự án thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh... liên quan đến công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo; các đề án, dự án có liên quan đến quyền làm chủ của Nhân dân và công tác dân vận của các cơ quan nhà nước.

4. Phối hợp

a) Với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ tham mưu, giúp Tỉnh uỷ xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm về công tác dân vận.

b) Với các ban, ngành liên quan trong việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận; phối hợp trong các hoạt động chung về công tác dân vận; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin... về công tác dân vận trên địa bàn tỉnh.

c) Với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan liên quan và các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trong công tác vận động nhân dân, nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số và chức sắc trong tôn giáo; trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

d) Với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Ban Dân vận Tỉnh uỷ.

đ) Với Văn phòng Tỉnh uỷ giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

 e) Với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh trong thực hiện công tác dân vận chính quyền.

g) Với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các cơ quan tư pháp tỉnh trong thực hiện công tác dân vận của lực lượng vũ trang và cơ quan tư pháp.

5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao.

III. Trách nhiệm, quyền hạn

1. Chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ trong tham mưu, đề xuất với cấp uỷ và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

2. Được yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh uỷ báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.

3. Được cử cán bộ dự các cuộc họp, hội nghị của cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan liên quan khi bàn về nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn do cơ quan mình phụ trách.

4. Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.

5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất của Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Ban Dân vận Trung ương.

 

Ban Biên tập

 

GIỚI THIỆU CHUNG
 

TỔ CHỨC BỘ MÁY
 

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
 

BAN QUA CÁC THỜI KỲ
 

LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
 

About